Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới
Được quy định tại điều 17 và 18 luật Phòng cháy chữa cháy
Điều 17
1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.
Điều 18
1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác nhận đủ điều kiện; các phương tiện trên khi đóng mới hoặc cải tạo phải được duyệt thiết kế.
Chính phủ quy định các loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
3. Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.
Tag: he thong bao chay, đèn báo cháy, công tắc khẩn báo cháy