Phòng cháy chữa cháy cho cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh
Qui định phòng chống cháy nổ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa và khai thác.
Điều 22 luật phòng cháy chữa cháy (27/2001/QH10) về phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ
1. Tại nơi khai thác dầu mỏ, khí đốt phải có các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ khí cháy; phải có các phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng công trình và cho cả cụm công trình liên hoàn.
2. Tại kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi xăng, dầu, khí; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.
3. Tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc vận chuyển, xuất, nhập sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hoá và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.
5. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải được huấn luyện và có chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
6. Dụng cụ, thiết bị vận chuyển, phương tiện sử dụng sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về cháy, nổ.
Căn cứ và điều luật trên chúng ta có thể thấy, ngoài việc sử dụng các loại bình chữa cháy, công trình hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, chúng ta cần phải nâng cao tinh thần, tạo thói quen tốt trong việc phòng cháy chữa cháy. Có kiến thức về phòng cháy chữa cháy trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Những việc làm đơn giản cũng góp phần giảm và tránh thiệt hại đáng kể trong cháy nổ như:
- Không để các vật dụng dễ cháy gần nơi dễ phát lửa, phát điệt hay nơi có nhiệt độ cao.
- Hàng hóa, sản phẩm vật dụng được xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phân loại theo tính chất và vật liệu.
- Tại cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, các loại phụ kiện, nguyên liệu, hàng hóa cần được kiểm tra thường xuyên nếu chưa được sử dụng hay tồn kho quá lâu.
- Nhân viên, công nhân, người sản xuất, kinh doanh cần trang bị kiến thức và quy tắc phòng cháy chữa cháy. Quy tắc an toàn lao động, an toàn cháy nổ.
- Sử dụng các phương tiện phòng chữa cháy chuyên dụng như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, hàn xì, cơ điện thì mối nguy hiểm cháy rất cao, biện pháp an toàn là phải khoanh vùng làm việc, luôn có các loại bình chữa cháy trong khu vực làm việc, có các biện pháp ngăn cháy, ngăn tia lửa trong quá trình hàn bằng cách dùng vải chống cháy tạo màn ngăn cháy nếu cần thiết.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản, hoạt động ản xuất kinh doanh cần gắn liền với phòng cháy chữa cháy