Tìm hiểu về tính chất và tác dụng của nước
Tìm hiểu về tác dụng chữa cháy của nước.
1. Cấu tạo của nước
Nước là hợp chất hóa học giữa oxy và hidro (H2O)
2. Tính chất vật lý
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
Nhiệt độ đóng băng 00C
Nhiệt độ sôi 1000C ở áp suất 760mmHg
Khối lượng riêng 1000kg/m3
Khối lượng 1 lít hơi nước bão hòa ở 1000C 760mmHg là 0,6kg
Sức căng bề mặt ở 200C 7,25.10-3 N/m
Nhiệt hóa hơi của nước 2260kJ/kg
Nước có thể hòa tan nhiều loại chất rắn và chất lỏng khác nhau, đồng thời có khả năng hấp thụ một số chất khí, làm lắng đọng bụi lơ lửng.
3. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại kiềm và kiềm thổ, tạo khí hidro, khi hình thành khí hidro có thể gây nổ. Vì vậy việc bảo quản các loại kim loại kiềm rất quan trọng, nếu bị tiếp xúc với nước sẽ rất nguy hiểm.
Tác dụng với magie và nhôm cũng sinh ra hidro.
Tác dụng với sắt và than nóng đỏ phản ứng này cũng sinh ra hidro có thể nổ và tạo khí độc CO.
Tính ăn mòn, nước có thể ăn mòn các thiết bị bằng kim loại.
4. Tác dụng chữa cháy của nước
Nước có mổ số đặc tính sau giúp chữa cháy hiệu quả
a. Tác dụng làm lạnh Khi phun nước và đám cháy, nước sẽ hấp thụ nhiệt của chất cháy làm giảm nhiệt độ của chúng, dẫn đến quá trình cháy sẽ bị ngưng và đám cháy bị dập tắt.
b. Tác dụng làm loãng và cách ly của hơi nước. Khi hóa hơi, 1 lít nước có thể tạo thành 1700 lít hơi, hơi nước trộn với hỗn hợp hơi, khí cháy, và không khí làm giảm nồng không khí, tức là giảm nồng độ oxy, cách ly oxy tiếp xúc với chất cháy. Nồng độ oxy giảm dưới 14% thì đámcháy sẽ bị dập tắt.
Khi kết hợp nước với một số bọt chữa cháy sẽ làm tăng khả năng chữa cháy và hiệu quả chữa cháy.