Làm gì khi có cháy lớn xảy ra

Last updated 2017-02-06

    Khi xảy ra cháy lớn, cháy trên diện rộng cần phải tiến hành đồng thời nhiều giải pháp để khống chế và dập tắt đám cháy.
Quy luật tự nhiên, kinh tế càng phát triển thì thiệt hại do cháy, nổ gây ra càng có chiều hướng gia tăng, càng dễ xảy ra nhiều các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

    Vì vậy, ngăn chặn cháy lớn xảy ra luôn được coi trọng hàng đầu trong lực lượng Cảnh sát PCCC bởi cháy lớn gây ra ảnh hưởng rất lớn đến an sinh xã hội, chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, tác động tiêu cực đến môi trường. Ở đây, chúng ta chỉ khái niệm theo nghĩa hẹp đó là đám cháy lớn có diện tích trên 500 m2 và thiệt hại từ 3 tỷ đồng.

    Theo Cục Cảnh sát PCCC, trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước xảy ra 1400 vụ cháy, làm chết hơn 20 người, bị thương trên 50 người, về tài sản khoảng 579,8 tỷ đồng. Trong đó xảy ra 16 vụ cháy lớn, gây thiệt hại tài sản khoảng 467,9 tỷ đồng. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.

    Nguyên nhân dẫn đến cháy lớn có nhiều nguyên nhân khác nhau như do báo cháy chậm xử lý của lực lượng PCCC tại chỗ chữa cháy còn lúng túng, thiết bị dụng cụ PCCC thiếu hoặc hư hỏng nên công tác chữa cháy ban đầu không hiệu quả, hàng hóa xếp quá nhiều không có khoảng cách ngăn cháy… nhưng nguyên nhân chủ quan do tình trạng nhiều cơ sở chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, thiếu quan tâm đến việc tổ chức công tác PCCC, thậm chí không đầu tư cho công tác PCCC. Một số cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn PCCC, không có các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, chống sụp đổ công trình… gây khó khăn cho công tác cứu chữa.

    Để ngăn chặn cháy lớn, các người dân, chủ doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần phòng cháy tốt, chữa cháy kịp thời. Trước hết, để thực hiện được phòng cháy tốt thì ngay từ khi thiết kế, quy hoạch, các nhà quản lý, chủ đầu tư phải tính đến các giải pháp ngăn cháy. Tạo khoảng cách an toàn PCCC giữa các khu dân cư, giữa các nhà xưởng sản xuất; giữa các công trình có nguy cơ cháy, nổ cao đến các công trình xung quanh.

    Trong quá trình xây dựng nên sử dựng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; không nên dùng vật liệu dễ cháy làm trần, ốp trần…Đối với các công trình đã xây dựng trước đây cần phải có giải pháp gia tăng khả năng chịu lửa của vật liệu xây dựng. Như sơn chống cháy, ốp các cấu kiện sắt thép bằng bêtông, gạch cát….; Trong trường hợp nhất thiết phải sử dụng vật liệu dễ cháy thì phải có biện pháp xử lý chống cháy cho các vật liệu đó như ngâm tẩm chất chống cháy. 

    Sắp xếp hàng hóa trong kho phải tính đến khả năng ngăn cháy lan như tạo khoảng cách giữa các lô hàng; sắp xếp xen kẽ giữa các lô hàng dễ cháy và các lô hàng khó cháy; Bố trí dây truyền sản xuất hợp lý hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cháy lan; Đối với nơi sản xuất kinh doanh, kho hàng chật hẹp có thể thực hiện các giải pháp như dùng vải Amiăng ngăn cách, thiết kế vách ngăn màng nước.

    Trong quá trình sản xuất kinh doanh nên đào tạo từ căn bản đến nâng cao các kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân. Khi vận hành thiết bị phòng cháy phải kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất cũng như hướng dẫn của cơ quan PCCC tránh trường hợp thiết bị bị hư hỏng, mất tác dụng mà không được thay thế hoặc sửa chữa.

    Bên cạnh đó, chữa cháy kịp thời là yếu tố quan trọng giúp giảm tối thiểu thiệt hại do cháy gây ra. Việc bố trí lực lượng PCCC tại chỗ đặc biệt là người bảo vệ canh gác để kịp thời phát hiện và xử lý khi đám cháy mới phát sinh; phải xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, đủ lực lượng, có hiểu biết nhất định về kiến thức PCCC và sử dụng thành thạo các trang thiết bị được trang bị tại cơ sở. Cần xây dựng hệ thống báo cháy tự động (có kết nối với trung tâm cảnh báo chung của cơ quan cảnh sát PCCC). Tùy theo quy mô, tính chất, vật liệu cháy mà trang bị hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy tự động cho phù hợp. Phải đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác chữa cháy lâu dài như đảm bảo giao thông thuận tiện cũng như nguốn nước phục vụ chữa cháy, đường giao thông nội bộ đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động thuận lợi và nên có hệ thống thông tin liên lạc phục vụ báo cháy và chữa cháy phù hợp.

Với thiệt hại nặng nề từ các vụ cháy, tất cả chúng ta cần có các biện pháp phòng cháy phù hợp và hiệu quả

Đối với những cơ sở nhỏ, cá nhân, gia đình chúng ta nên trang bị các loại bình chữa cháy  loại nhỏ, phù hợp với điều kiện địa hình và dễ dàng thao tác khi xảy ra đám cháy, đồng thời cũng tiêt kiệm chi phí cho việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đề xuất các loại bình chữa cháy cụ thể sau:

 

 

Bình chữa cháy bột  BC MFZ2

Bình chữa cháy bột BC MFZ2

Bình chữa cháy bột  BC MFZ1

Bình chữa cháy bột BC MFZ1

BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2 MT3

BÌNH CHỮA CHÁY CO2 MT3

BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2 MT2

BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2 MT2

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên trang bị các bình có khối lượng chất chữa cháy khoảng từ 3kg đến 10kg

 

Bình cầu tự động 8kg

Bình cầu tự động 8kg

Bình cầu tự động 6kg

Bình chữa cháy tự động 6kg

BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2 MT5

BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2 MT5

Bình chữa cháy bột ABC MFZ8

Bình chữa cháy bột ABC MFZ8

Bình chữa cháy bột ABC MFZ4

Bình chữa cháy bột ABC MFZ4

Đối với các doanh nghiệp lớn có thể trang bị các loại bình chữa cháy có khối lượng chất chữa cháy trên 20kg, sử dụng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường

 

Bình chữa cháy CO2 MT24

Bình chữa cháy CO2 MT24

Bình chữ cháy bột ABC MFTZ35

Bình chữ cháy xe đẩy ABC MFTZ35

Bình chữa cháy bột  BC MFTZ35

Bình chữa cháy bột BC MFTZ35