Ứng dụng chữa cháy của nước

Đăng bởi: Hoàng Quân Phát(sale@pccc24.com) | Last updated 2016-07-22

Trong chữa cháy, nước được sử dụng trong tất cả các trường hợp sau:

  • Đối với các đám cháy vật liệu như gỗ, tre, rơm rạ, cốt ép, vải sợi,...nước được phun dưới dạng tia nước đặc, tia nước phân tán.
  • Đối với các đám cháy dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ có nhiệt độ sôi cao hơn 80 độ, nước phun dưới dạng sương mù.
  • Đối với các đám cháy thiết bị điện đã được cắt điện và khử điện lưu, nước phun dạng tia đặc phân tán sương mù.
  • Đối với các đám cháy giếng phun dầu khí, nước được phun dưới dạng tia nước đặc.

Ưu điểm của nước khi chữa cháy:

  • Nước có khả năng hấp thụ nhiệt lớn, dẫn đến làm giảm nhiệt độ của đám cháy.
  • Nước có môi trường trung tính không độc
  • Có thể dùng nước để kết hợp với các chất chữa cháy khác
  • Có thể phun vào đám cháy ở khoảng cách xa.
  • Nước có ở hầu hết mọi nơi, chi phí thấp

Một số hạn chế:

  • Nước có thể gây hư hỏng cho một số đồ đạc, tài sản, máy móc.
  • Với các chất có khả năng hút nước mạnh, khi phun nước vào chúng có thể tăng trọng lượng và có thể làm sập kết cấu công trình.
  • Có sức căng bề mặt lớn nên không hiệu quả đối với một số chát cháy như than, cao su, bông vải sợi.
  • Khi chữa cháy chất lỏng trong bể chứa, tia nước mạnh có thể gây trào và bắn chất lỏng đang cháy ra ngoài, gây cháy lan.
  • Không nên sử dụng nước để chữa cháy các đám cháy dạng bụi, vì khi phun nước lên, bụi sẽ bị sới tung, tạo điều kiện cháy lan, cháy lớn trên diện rộng.
  • Chữa cháy các loại kim loại kiềm, axit sunphuaric có thể gây nổ do tác dụng của nước với các hóa chất giải phóng Hcó thể gây nổ.
  • Các đám cháy thiết bị điện, nếu chưa gắt điện, có thể gây giật điện.