Tính chịu lửa của nhà và công trình

Đăng bởi: Hoàng Quân Phát(sale@pccc24.com) | Last updated 2016-08-02

Nhà và các phần của nhà được ngăn cách riêng biệt bằng các tường ngăn cháy loại 1(gọi là khoang cháy) được phân nhóm theo bậc chịu lửa, theo cấp độ nguy hiểm cháy kết cấu và theo nhóm nguy hiểm cháy theo công năng

Bậc chịu lửa của nhà và khoang cháy được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nó

Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà và khoang cháy được xác định theo mức độ tham gia của các cấu kiện xây dựng vào sự phát triển cháy và hình thành các yêu tố nguy hiểm của đám cháy

Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà và các phần của nhà được xác định theo mục đích sử dụng và đặc điểm của các quy trình công nghệ bố trí bên trong nó.

1. Phân nhóm theo bậc chịu lửa được quy định tại QC06-2010/BXD.

Các bộ phận chịu lực của nhà bao gồm các tường và cột chịu lực, các thanh giằng, các vách cứng, các bộ phận của sàn (dầm, xà hoặc tấm) tham gia vào việc đảm bảo sự ổn định tổng thể và sự không biến đổi hình dạng của nhà khi có cháy.  Các cấu kiện chịu lực không tham gia vào việc đảm bảo độ ổn định tổng thể cho nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà. 

Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành 5 bậc chịu lửa là bậc I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá hủy trong điều kiện cháy. Mỗi bậc chịu lửa đều phù hợp với một tổ hợp cấu kiện(kết cấu xây dựng chính) có những giá trị nhất định về giới hạn chịu lửa và giới hạn lan truyền ngọn lửa.  Trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:

  • Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R);
  • Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E);
  • Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I). 

Bậc chịu

lửa của nhà

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn

Bộ phận chịu

lực của nhà

Tường ngoài

không chịu lực

Sàn giữa

các tầng(gồm

sàn áp mái và

sàn trên tầng

hầm)

Bộ phận mái không

có tầng áp mái

Buồng thang bộ

Tấm lợp bao

gồm tấm lợp

có cách nhiệt

Giàn, dầm,

xà gồ

Tường buồng

thang trong

nhà

Bản thang

và chiếu

thang

I R 150 E 30 REI 60 RE 30 R 30 REI 150 R 60
II R 120 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 120 R 60
III R 90 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 90 R 60
IV R 30 E 15 REI 15 RE 15 R 15 REI 30 R15
V Không quy định

Ví dụ công trình có kết cấu yêu cầu  REI 90 tức là phải chịu được lửa sau thời gian 90 phút, dưới 90 phút khả năng chịu lực vẫn đảm bảo, tính toàn vẹn vẫn đảm bảo, khả năng cách nhiệt vẫn đảm bảo.

2. Phân nhóm theo tính nguy hiểm cháy về kết cấu

Theo tính nguy hiểm cháy về kết cấu nhà và các khoang cháy được phân thành 4 cấp S0, S1, S2, S3 như trong QCVN06-2010/BXD gọi là nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.

Không quy định về tính nguy hiểm cháy đối với cửa, cổng, cửa sổ, cửa nắp trong kết cấu bao che của nhà trừ những trường hợp được nói riêng.

Cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp:

  • K0 (không nguy hiểm cháy); 
  • K1 (ít nguy hiểm cháy);
  • K2 (nguy hiểm cháy vừa phải);
  • K3 (nguy hiểm cháy). 

Cấp nguy hiểm

cháy kết cấu

của nhà

Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn

Các bộ phận

chịu lực dạng

thanh(cột, xà,

giàn,...)

Tường ngoà

i từ phía ngoài

Tường vách ngăn,

sàn và mái không

có tầng áp mái

Tường của buồng

thang bộ và bộ

phận ngăn cháy

Bản thang và

chiếu thang

trong buồng

thang bộ

S0 K0 K0 K0 K0 K0
S1 K1 K2 K1 K0 K0
S2 K2 K3 K2 K1 K1
S3 Không quy định K1 K3

 

Để xác định bậc chịu lửa của nhà và công trình cần xác định giới hạn chịu lửa của các bộ phận kết cấu của công trình như tường, vách, cột , kèo, mái, sàn... dựa vào Phụ lục F QC06-2010/BXD và đối chiếu với bảng đã nêu trên (bảng 4 mục 2.6.2 QC06). Từ đó chúng ta sẽ kết luận được bậc chịu lửa của các công trình cụ thể.

Tuy nhiên hầu hết các công trình xây dựng với bộ phận chịu lực chính là kết cấu bê tông cốt thép, tường vách ngăn bằng gạch trám bê tông như các tòa nhà cao tầng đều thuộc loại công trình có bậc chịu lửa I và II.

Khi bậc chịu lửa càng cao (I hoặc II) thì các yêu cầu đảm bảo an toàn phải thực hiện cho phần PCCC càng giảm như khoảng cách an toàn, cường độ phun nước,...