Nguyên tắc và biện pháp an toàn khi sơ cứu

Đăng bởi: Hoàng Quân Phát(sale@pccc24.com) | Last updated 2016-08-19

1. Nguyên tắc khi tiến hành sơ cứu

Chỉ tiến hành ở môi trường an toàn. an toàn cho cả người cứu và nạn nhân. Phải áp dụng các biện pháp và sử dụng dụng cụ đảm bảo an toàn cho cá nhân người sơ cứu như đeo khẩu trang, đi găng tay...

Khám xét, gọi, hỏi, kiểm tra tổng thể hô hấp, tuần hoàn, nếu cần thì phải hô hấp nhân tạo và ép vào lồng ngực.

Cố gắng nhờ người khác cùng giúp, nhớ nói lại tình trạng nạn nhân trong khi thao tác. Nếu tình trạng nạn nhân nguy hiểm cần kết hợp gọi 115 hay chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi quan sát thấy không có dấu hiệu nguy hiểm thể hiện ra bên ngoài thì vẫn phải xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng chấn thương hay bệnh tật.

2. Các biện pháp an toàn khi tiến hành sơ cấp cứu.

Phải đưa nạn nhân tới nơi an toàn. Di chuyển nạn nhân đến chỗ thoáng, cao ráo để có thể thực hiện sơ cứu ban đầu.

Di chuyển nạn nhân đúng cách, đặc biệt lưu ý những nạn nhân bị chấn thương cột sống, gãy xương đùi, xương chậu. Cần phải cố định chắc chắn vị trí chấn thương trước khi di chuyển.

Quan sát, kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân để tránh tai nạn thứ cấp có thể xảy ra.

Áp dụng các biện pháp và sử dụng dụng cụ đảm bảo an toàn để tránh lây nhiễm và làm nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn cho nạn nhân như đeo khẩu trang, đi găng tay, sử dụng phương tiện dụng cụ vô khuẩn...

Nên gọi thêm người đến hỗ trợ. Tại hiện trường sụp đổ, nhiễm độc...nhất thiết phải có hai người cứu.

Phải xem xét. đánh giá đầy đủ chấn thương của nạn nhân để sở cứu kịp thời, không bỏ sót chấn thương. Ưu tiên thực hiện với các chấn thương nặng và nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nạn nhân.